Vào những đêm trời đẹp nếu nhìn lên bầu trời, các Bé sẽ thấy rất nhiều ngôi sao sáng lấp lánh. Ngược lại, những hành tinh gần hơn như Sao Kim, Sao Mộc hay Sao Thổ lại tỏa sáng ổn định, không bị nhấp nháy.Nếu nhìn kỹ, các Bé sẽ thấy một điều thú vị: các ngôi sao thường nhấp nháy, còn các hành tinh thì sáng một cách ổn định và không nhấp nháy. Tại sao lại như vậy nhỉ? Hãy cùng I-CLC tìm hiểu bí mật này nhé!
On clear nights, if you look up at the sky, you will see many twinkling stars. In contrast, closer planets like Venus, Jupiter, or Saturn shine steadily without flickering. If you look closely, you’ll notice something interesting: stars often twinkle, while planets shine in a stable and steady way. Why is that? Let’s explore this mystery together with I-CLC!
- Vì sao ngôi sao và hành tinh khác biệt về khoảng cách và hình dạng ánh sáng
- Why are stars and planets different in terms of distance and light appearance?
Một trong những lý do quan trọng nhất khiến các ngôi sao lấp lánh và hành tinh không. Là bởi vì chúng có khoảng cách khác nhau với Trái Đất. Các ngôi sao nằm rất xa chúng ta, thường là hàng triệu, thậm chí hàng tỷ năm ánh sáng. Ánh sáng của các ngôi sao khi đến Trái Đất chỉ là một điểm sáng nhỏ. Trong khi đó, các hành tinh trong Hệ Mặt Trời như Sao Kim, Sao Mộc hay Sao Thổ nằm ở gần hơn rất nhiều. Vì vậy, ánh sáng của chúng đến từ một vùng sáng rộng hơn, chứ không phải từ một điểm nhỏ.
One of the most important reasons stars twinkle while planets do not is because of their distance from Earth. Stars are extremely far away from us, often millions or even billions of light-years away. The light from stars reaches Earth as a tiny, concentrated point. Meanwhile, planets in the Solar System, such as Venus, Jupiter, or Saturn, are much closer to Earth. Therefore, the light from planets comes from a broader area, rather than a single pinpoint.
Khi ánh sáng đi qua khí quyển của Trái Đất, ánh sáng từ các ngôi sao bị nhiễu loạn và khúc xạ mạnh mẽ. Điều này xảy ra vì khí quyển Trái Đất không phải là một khối đồng nhất mà bao gồm nhiều lớp khí với mật độ, nhiệt độ và áp suất khác nhau. Chúng di chuyển liên tục và có thể làm bẻ cong đường đi của ánh sáng. Chính sự thay đổi liên tục này khiến ánh sáng từ ngôi sao dao động về độ sáng và hướng, tạo ra hiệu ứng lấp lánh mà chúng ta nhìn thấy.
As starlight passes through Earth’s atmosphere, it is significantly scattered and refracted. This happens because Earth’s atmosphere is not uniform—it consists of multiple layers of air with varying densities, temperatures, and pressures. These layers are in constant motion, bending the path of starlight. This continuous bending causes the starlight to shift in brightness and direction, resulting in the twinkling effect we see.
2.Sự nhiễu loạn của khí quyển có ảnh hưởng đến ngôi sao và hành tinh không
- Does atmospheric turbulence affect stars and planets differently?
Khí quyển của Trái Đất luôn trong trạng thái chuyển động. Những luồng không khí nóng, lạnh, hay các dòng không khí có mật độ khác nhau làm cho ánh sáng bị khúc xạ và tán xạ. Mặc dù hành tinh cũng bị ảnh hưởng bởi khí quyển, nhưng vì ánh sáng từ hành tinh đến từ một vùng rộng lớn, sự thay đổi trong độ sáng không đáng kể, khiến cho chúng không lấp lánh.
Earth’s atmosphere is always in motion. Hot and cold air currents, as well as regions with differing air densities, cause light to be refracted and scattered. Although planets are also affected by the atmosphere, their light, coming from a wider area, experiences less noticeable changes in brightness, making them appear steady.
Các ngôi sao, với ánh sáng chỉ từ một điểm nhỏ, sẽ chịu tác động mạnh mẽ hơn từ sự chuyển động của khí quyển. Những thay đổi nhỏ trong khí quyển có thể khiến ánh sáng từ ngôi sao thay đổi liên tục về độ sáng và màu sắc, tạo ra hiện tượng lấp lánh đặc trưng mà chúng ta nhìn thấy trên bầu trời đêm.
Stars, on the other hand, emit light from a single, tiny point. This makes them more susceptible to the effects of atmospheric turbulence. Even small shifts in the atmosphere can cause changes in the brightness and color of starlight, leading to the characteristic twinkling effect we see in the night sky.
3.Các yếu tố ảnh hưởng khác
- Other factors influencing the twinkling of stars
Ngoài sự khác biệt về khoảng cách và khí quyển, một yếu tố khác có thể tác động đến sự lấp lánh của ngôi sao là vị trí của ngôi sao trên bầu trời. Khi một ngôi sao gần đường chân trời, ánh sáng của nó sẽ phải đi qua một lớp khí quyển dày đặc hơn so với khi ngôi sao ở gần đỉnh đầu. Chính vì vậy, ngôi sao sẽ lấp lánh mạnh mẽ hơn khi nó gần đường chân trời. Ngược lại, khi ngôi sao gần đỉnh đầu, sự nhiễu loạn ánh sáng sẽ ít hơn và ánh sáng sẽ ổn định hơn.
In addition to differences in distance and atmospheric effects, the position of a star in the sky also affects its twinkling. When a star is near the horizon, its light must pass through a thicker layer of Earth’s atmosphere compared to when it is directly overhead. This increased thickness causes the star’s light to scatter more, making it twinkle more noticeably.
Ánh sáng từ hành tinh lại ít bị ảnh hưởng bởi vị trí của chúng trên bầu trời. Dù ở đâu, vì ánh sáng từ hành tinh đến từ một vùng rộng lớn hơn, sự thay đổi trong độ sáng ít xảy ra.
Light from planets, however, is less influenced by their position in the sky. No matter where they appear, the broader area of light they emit ensures that changes in brightness are less noticeable.
- Mắt thường của chúng ta có nhận biết được sự thay đổi này không ?
- Can the human eye detect these differences?
Cách mà mắt chúng ta nhận diện ánh sáng cũng đóng một vai trò quan trọng. Do độ sáng và kích thước điểm sáng khác nhau, mắt người sẽ cảm nhận ánh sáng từ ngôi sao và hành tinh một cách khác biệt. Ánh sáng từ ngôi sao có cường độ nhỏ, chỉ là một điểm sáng đơn lẻ, khiến mắt chúng ta dễ dàng nhận thấy sự dao động, làm cho chúng có vẻ như đang “lấp lánh”. Trong khi đó, ánh sáng từ hành tinh có cường độ mạnh hơn và tỏa ra từ một diện tích rộng hơn, khiến cho nó trông ổn định hơn và không bị nhấp nháy.
How our eyes perceive light also plays an important role. Due to the differences in brightness and the size of the light source, our eyes perceive starlight and planet light differently. Starlight has lower intensity and comes from a single tiny point, making it easier for our eyes to detect variations in brightness and color, causing stars to seem like they are “twinkling.”
In contrast, the light from planets is brighter and comes from a larger area, making it appear steady and not twinkling to the human eye.
LANGUAGE CENTER INTERCONTINENTAL (I-CLC)
CN HCM: 46 Road 65, KDC Tan Quy Dong, P. Tan Phong, District 7
CN Nha Trang: Plot no. 12, Road B2, Urban Area, Vinh Diem Trung, Vinh Hiep, ho chi minh City, Nha Trang
0917729932
#ICLC #tienganhtieuhoc #tienganhtreem