Truyện song ngữ cho bé: Sự Tích Bánh Chưng, Bánh Dày

Bánh chưng, bánh dày đã quá quen thuộc với người dân Việt mỗi khi đến dịp tết cổ truyền. Trong  không khí nhộn nhịp nhà nhà đang chuẩn bị món bánh này dịp tết, I-CLC sẽ gợi ý câu chuyện “Sự Tích Bánh Chưng, Bánh Dày” đến ba mẹ để cùng các con vừa rèn luyện khả năng đọc và học song ngữ, vừa tìm hiểu về ý nghĩa câu chuyện ba mẹ nhé.  

1. Ý nghĩa truyện “Sự Tích Bánh Chưng, Bánh Dày”

 “Sự tích bánh chưng bánh dày” kể về chàng trai Tiết Liêu sáng tạo ra thức bánh độc đáo để dâng lên Vua Hùng và được nối ngôi nhờ vào ý nghĩa của món bánh này. Câu chuyện cho ta biết về nguồn gốc của món bánh từ nếp, từ gạo và qua đó đề cao tinh thần biết trân trọng giá trị tài nguyên nước nhà, ý nghĩa đáp đền và tôn kính tổ tiên, ca ngợi trí thông minh, sáng tạo, yêu nước của nhân dân.

Hơn hết,  sự tích này không những chỉ dạy các con phải có lòng biết ơn với những thế hệ trước khi đã bồi đắp nên nền văn hóa này, mà còn nhắn nhủ rằng các con cũng phải biết giữ gìn nét đẹp phong tục, văn hóa và ẩm thực đến mai sau. 

 

2. Truyện song ngữ “Sự Tích Bánh Chưng, Bánh Dày”

Trong mẩu truyện ngắn này, ba mẹ có thể dẫn dắt, khơi gợi về ngày tết và món bánh chưng, bánh dày trước để các con dễ nhớ và liên tưởng. Sau đó, khi đọc truyện, ba mẹ hãy dùng giọng kể chuyện trầm, bổng và chậm rãi kết hợp phân tích, diễn giải các chi tiết để các con có hứng thú hơn.

STORY OF VIETNAMESE RICE CAKE

Once upon a time, during the reign of the sixth King Hùng, after successfully overcoming the Ân invaders, the king had the intention of passing the throne to his child. At the beginning of spring, the king gathered his princes and said: “Whoever can find delicious food to serve in the most meaningful way, I will pass the throne to him.”

The princes compete to find a delicious and exotic offering to present to their king and father, hoping to obtain the golden throne. While other princes searched for the most expensive and most exceptional dishes, the eighteenth son, named Tiết Liêu (also known as Lang Liêu), is known for his gentle nature, ethical lifestyle, and filial piety towards his parents. Since his mother passed away early and he lacked guidance, he worried about what to do.

One night, he dreamt of a deity who told him: “Among all the treasures in Heaven and Earth, nothing is as precious as rice, for it is the staple food that sustains humanity. Let’s use glutinous rice and make round and square cakes, symbolizing the shapes of Heaven and Earth. Then, let’s wrap them in leaves and place the filling inside the cakes to represent the form of parents giving birth.” 

When he awoke, Lang Lieu was very happy and started preparing the two things described by the deity with the best quality. He made a filling made of mung beans and meat symbolizing plants and animals living on earth. You will use green leaves to cover it, representing the care of parents for their children.  

On the agreed day, all the princes brought their food to the grand feast. Oh, what a splendid feast it was, with many delicious dishes!

 Prince Tiết Liêu, however, had only two special cakes called Bánh Chưng and Bánh Dày. King Hùng was very curious and asked him about it. Then, Tiết Liêu shared the story about his magical dream and explained the meaning of the cakes.

The king decided to taste the cakes, and they were incredibly tasty! He praised their symbolism and announced that he would pass the throne to Tiết Liêu. Since that day, every Lunar New Year, families come together to make Bánh Chưng and Bánh Dày. These cakes are offered to their ancestors and grandparents as a way of showing respect and keeping the tradition alive. 

Sự tích Bánh Chưng Bánh Dày

Ngày xưa, đời vua Hùng Vương thứ sáu, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) – người có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng cho hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Giầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có bánh chưng và bánh giầy. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy. 

Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, và tuyên bố truyền ngôi vua lại cho Tiết Liêu. Cũng kể từ đó, vào mỗi dịp Tết Nguyên đán thì mỗi gia đình đều quây quần bên nhau để làm bánh chưng và bánh giầy để dâng lên ông bà, tổ tiên, truyền thống đó vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Bài viết liên quan