Khoa học song ngữ: Bé có biết vì sao lá cây có màu xanh không?

“Cái cây xanh xanh

Thì lá cũng xanh

Chim đậu trên cành

Chim hót líu lo

Líu lo là líu lo

Líu lo là líu lo.”

(Trích từ bài Lý cây xanh, Nhạc sỹ: Dân Ca Nam Bộ – Lời: Lư Nhất Vũ – Lê Giang)

Lá cây xanh là một hình ảnh quen thuộc trong tự nhiên,  nhưng liệu các bé có biết vì sao lá lại có màu xanh không? Đây không chỉ là một câu hỏi thú vị mà còn là cơ hội để bé khám phá những điều kỳ diệu của thế giới xung quanh qua lăng kính khoa học! Hôm nay, các bé hãy cùng I-CLC tìm hiểu tại sao lá cây lại có màu xanh và những điều thú vị đằng sau hiện tượng này nhé!

Green leaves are a familiar sight in nature, but do the kids know why leaves are green? This is not only an interesting question, but also an opportunity for the little ones to explore the wonders of the world around them through the lens of science! Today, let’s join I-CLC to discover why leaves are green and the fascinating science behind this phenomenon!

 

Lá Cây Có Màu Xanh Nhờ Diệp Lục

Why Leaves Are Green: Chlorophyll

Lá cây có màu xanh là vì trong lá có những bào quan nhỏ xíu gọi là lục lạp. Lục lạp giúp lá cây thực hiện một công việc rất quan trọng gọi là quang hợp (photosynthesis). Trong mỗi lục lạp có chứa một chất đặc biệt gọi là diệp lục (chlorophyll). Chất diệp lục này hấp thụ ánh sáng mặt trời và giúp cây tạo ra năng lượng để phát triển.

Leaves are green because they contain tiny structures called chloroplasts. Chloroplasts help leaves perform a very important job called photosynthesis. Inside each chloroplast is a special substance called chlorophyll. This chlorophyll absorbs sunlight and helps the plant create energy to grow.

Mặc dù trong lá cũng có những chất khác mang màu vàng, cam và đỏ, nhưng vì diệp lục chiếm phần lớn trong lá, màu xanh lục của diệp lục sẽ nổi bật và khiến lá cây có màu xanh.

Although there are other substances in the leaf that are yellow, orange, and red, chlorophyll is the most abundant, which is why the green color of chlorophyll stands out, giving the leaves their green color.

Vậy tại sao diệp lục lại có màu xanh?

So, why does chlorophyll appear green? 

Diệp lục có màu xanh là do cấu trúc hóa học đặc biệt của nó. Diệp lục gồm một vòng porphyrin với nhân Magie (Mg) ở trung tâm, và chính nhân Magie này tạo ra màu xanh của diệp lục. Tuy nhiên, màu xanh này không phải là để phục vụ chức năng quang hợp mà chỉ là do sự cấu tạo hóa học của diệp lục.

Chlorophyll appears green because of its unique chemical structure. Chlorophyll consists of a porphyrin ring with a magnesium (Mg) atom at its center, and it is this magnesium atom that creates the green color of chlorophyll. However, this green color isn’t directly related to its role in photosynthesis; it’s just a result of the chemical makeup of chlorophyll.

Khi cây thực hiện quá trình quang hợp, diệp lục hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra các sản phẩm hữu cơ. Diệp lục hấp thụ mạnh ánh sáng trong các vùng hồng đỏxanh tím, nhưng lại hấp thụ rất ít ánh sáng xanh lục, vì vậy ánh sáng xanh lục bị phản chiếu lại và khiến mắt chúng ta nhìn thấy màu lá là màu xanh. Theo lý thuyết vật lý quang phổ, ánh sáng mà ta nhìn thấy phát ra từ lá cây chính là ánh sáng phản xạ, không được lá hấp thụ. Các màu khác, như đỏ và xanh dương, bị hấp thu bởi diệp lục, còn màu xanh lục bị bỏ qua và phản xạ lại mắt ta.

During photosynthesis, chlorophyll absorbs sunlight to produce organic products. Chlorophyll absorbs light most effectively in the red and blue-purple regions but absorbs very little green light. As a result, green light is reflected back, and that’s why we see leaves as green. According to the theory of light spectra, the light we see coming from the leaves is light that has been reflected, not absorbed. The other colors, like red and blue, are absorbed by chlorophyll, while green light is reflected and thus seen by our eyes.

Vậy tại sao một số cây lại có lá màu đỏ, nâu hoặc thậm chí là vàng? Bé đã bao giờ thấy những cây rong biển với lá màu đỏ ở dưới nước, hay những cây Thu hải đường có mặt lá màu xanh lục và mặt dưới lại màu nâu đỏ chưa?

Why Do Some Plants Have Red, Brown, or Yellow Leaves? Have you ever seen red seaweed in the water or the Begonia tree, which has green leaves on top and red-brown leaves on the underside?

Mặc dù phần lớn lá cây có màu xanh, nhưng một số loài cây lại có lá màu khác. Chẳng hạn, rong biển có lá màu đỏ hoặc nâu để hấp thụ ánh sáng xanh, vì ánh sáng đỏ khó xuyên qua nước biển. Ở vùng nước nông, rong biển có màu xanh, nhưng khi xuống sâu, chúng chuyển dần sang màu nâu và đỏ để tận dụng ánh sáng ít ỏi.

While most leaves are green, some plants have leaves with different colors. For example, seaweed has red or brown leaves to absorb blue light because red light doesn’t penetrate deep into the ocean. In shallow waters, seaweed appears green, but as you go deeper, it turns brown and red to capture the limited light available.

Một ví dụ khác là cây Thu hải đường, lá của loài cây này có hai màu: mặt trên màu xanh lục còn mặt dưới màu nâu đỏ. Mặt trên hấp thụ ánh sáng còn sót lại từ trên cao, trong khi mặt dưới màu nâu đỏ giúp hấp thu ánh sáng yếu phản xạ từ đất hoặc từ các lá cây khác.

Another example is the Begonia plant, whose leaves are two-toned: the upper surface is green, while the underside is red-brown. The top surface absorbs the leftover light from above, while the red-brown underside helps absorb weak light reflected from the ground or from other leaves.

Tại Sao Lá Cây Lại Có Màu Đỏ?

Why Do Leaves Turn Red?

Câu trả lời nằm ở một chất gọi là antocyan. Lá cây có màu đỏ chủ yếu là do sự hiện diện của antocyan, một hợp chất có khả năng tạo ra màu đỏ trong thực vật. Khi tỷ lệ antocyan trong lá chiếm phần lớn, chất này lấn át màu xanh lục của diệp lục, khiến lá cây có màu đỏ nổi bật.

The answer lies in a substance called anthocyanin. Red leaves are primarily due to the presence of anthocyanin, a compound that creates red colors in plants. When the amount of anthocyanin in the leaf increases, it overpowers the green chlorophyll, causing the leaf to appear red.

Điều thú vị là antocyan là một hợp chất rất dễ tan trong nước nóng. Một thí nghiệm đơn giản có thể chứng minh điều này: nếu bé cho lá cây màu đỏ vào nước nóng, bé sẽ thấy màu đỏ của lá dần dần biến mất và lá sẽ chuyển dần sang màu xanh. Điều này cho thấy rằng dù lá có màu đỏ, chúng vẫn chứa một lượng diệp lục nhất định, nhưng do sự lấn át của antocyan, màu đỏ trở thành màu chủ đạo.

Interestingly, anthocyanin is a compound that easily dissolves in hot water. A simple experiment can demonstrate this: if you place a red leaf in hot water, you will see the red color gradually disappear and the leaf will change to green. This shows that although the leaf is red, it still contains chlorophyll, but because anthocyanin dominates, the red color becomes the main color.

Diệp Lục và Sự Thay Đổi Màu Lá Vào Mùa Thu

Chlorophyll and the Changing Colors of Leaves in Fall

Lục lạp trong lá cây cũng giống như những “cỗ máy” thu nhỏ để hấp thụ năng lượng mặt trời, nhưng sau một thời gian hoạt động, chúng sẽ trở nên cũ kỹ và được thay thế. Cây thường xanh thay thế lục lạp của lá mỗi khi chúng hết hạn sử dụng, trong khi cây rụng lá theo mùa sẽ thay mới toàn bộ lá vào cuối mùa thu.

The chloroplasts in the leaves are like little “machines” that absorb sunlight to generate energy, but after a while, they become old and are replaced. Evergreen trees replace the chloroplasts in their leaves when they are no longer useful, while deciduous trees replace all their leaves at the end of autumn.

Vào đầu mùa thu, diệp lục trong lá bắt đầu được cây thu lại, khiến lá chuyển dần sang màu vàng hoặc đỏ. Sau đó, các chất khác trong lá cũng được thu lại, và đến cuối mùa thu, lá chỉ còn lại màu nâu trước khi rụng đi. Màu nâu của lá khô có thể là sự kết hợp của các màu sắc còn sót lại trên lá.

At the beginning of fall, the plant begins to reclaim chlorophyll from the leaves, causing them to turn yellow or red. Then, other substances in the leaves are also reclaimed, and by the end of autumn, the leaves turn brown before falling off. The brown color of the fallen leaves may be a mix of the remaining colors in the leaf.

Dù lá cây có màu xanh hay đỏ, tất cả các loài cây đều dùng lá để thực hiện quá trình quang hợp và trao đổi chất, giúp cây phát triển mạnh mẽ và khỏe khoắn. Các bé hãy tiếp tục khám phá thế giới xung quanh, tìm hiểu thêm về những điều kỳ diệu trong thiên nhiên và cùng I-CLC bước vào những kiến thức khoa học thú vị trong những bài học tiếp theo nhé!

Whether the leaves are green or red, all plants use their leaves for photosynthesis and exchanging gases, helping the plant grow strong and healthy. Keep exploring the world around you, and continue discovering the wonders of nature with I-CLC in our upcoming exciting science lessons!

TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ LIÊN LỤC ĐỊA (I-CLC)

CN HCM: 46 Đường 65, KDC Tân Quy Đông, P. Tân Phong, Quận 7

CN Nha Trang: Lô số 12, Đường B2, Khu Đô Thị Vĩnh Điềm Trung, Xã Vĩnh Hiệp, Tp Nha Trang

🌐 https://i-clc.edu.vn/

☎️ 0917729932

#ICLC #tienganhtieuhoc #tienganhtreem

Bài viết liên quan