[vc_row][vc_column][vc_column_text]
Đây là khẳng định được ông Nguyễn Văn Hiếu (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) đưa ra trong Hội nghị Sơ kết Chương trình tiếng Anh Toán- Khoa học Thực nghiệm năm học 2020-2021 do Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp với Trung tâm Ngoại ngữ Liên Lục Địa (I-CLC) tổ chức chiều 2-4.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP cho biết, TP.HCM là đơn vị đi đầu trong việc triển khai giảng dạy ngoại ngữ. Mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ của học sinh TP là hướng tới việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự phát trỉển của TP do vậy không chỉ dừng lại ở việc biết ngoại ngữ mà còn là vận dụng tốt yếu tố ngoại ngữ. “Việc dạy và học tiếng Anh Toán- Khoa học Thực nghiệm vừa trang bị cho học sinh kiến thức, vừa chú trọng về kỹ năng, khả năng vận dụng kiến thức. Chương trình GDPT 2018 chuyển từ dạy học truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thì phương pháp hiệu quả nhất chính là học sinh được tham gia trực tiếp vào quá trình dạy học. Do đó, đầu tư học Toán- Khoa học bằng tiếng Anh thực nghiệm là một định hướng đúng đắn, hướng tới phát triển phẩm chất năng lực và phẩm chất của người học, giúp học sinh tự tin hơn khi được cùng tham gia vào quá trình dạy học với thầy cô giáo. Khi tham gia cùng với giáo viên nước ngoài thì cũng là cơ hội nâng trình độ, năng lực của mỗi giáo viên trong nước”.
Học sinh được trải nghiệm nhiều hơn khi tham gia học Chương trình tiếng Anh toán – khoa học thực nghiệm
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP cho rằng, chương trình thực nghiệm cũng là một định hướng mà các môn học khác ở bậc tiểu học có thể áp dụng, đặc biệt là các bộ môn khoa học. Kiến thức bậc tiểu học không nhiều nhưng làm sao để học sinh được tham gia trải nghiệm, thực nghiệm nhiều hơn, từ đó tăng khả năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức, xây dựng nền tảng tự học cho học sinh tiểu học.
Chương trình Tiếng Anh Toán- Khoa học Thực nghiệm được thiết kế dựa trên bộ sách Amazing Science và Math in My World, kết hợp giảng dạy tiếng Anh học thuật thông qua các môn Toán và Khoa học, với nhiều hoạt động trải nghiệm, học sinh được học trực tiếp với giáo viên nước ngoài. Chương trình được đưa vào giảng dạy thí điểm tại TP.HCM từ năm học 2016-2017. Sau 5 năm triển khai, từ 2 trường TH ban đầu đến nay đã có 51 trường TH trên địa bàn TP tổ chức thực hiện chương trình với hơn 14 ngàn học sinh được thụ hưởng. Tham gia học tập trong chương trình, học sinh được học theo dự án, thực nghiệm, học mà chơi, chơi mà học, kích thích sự sáng tạo, khám phá và mang đến những giờ học hứng thú, hướng đến phát triển toàn diện học sinh. Nhằm mang đến cơ hội thụ hưởng nhiều hơn cho học sinh tiểu học trên địa bàn TP, hiện nay chương trình được thiết kế đa dạng các gói chương trình, phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng đơn vị nhà trường.
Nguồn: Báo Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]